Công nghệ cảm biến vân tay đang dần trở nên quá quen thuộc đối với cuộc sống của chúng ta. Các ứng dụng của công nghệ hiện đại này làm cho cuộc sống của chúng ta thêm tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Liệu bạn đã hiểu kỹ về công nghệ mới này chưa? Hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu xem “Cảm biến vân tay là gì?”, “Công nghệ cảm biến vân tay phổ biến hiện nay”, “Ưu nhược điểm của chúng” và “Những lưu ý khi sử dụng các thiết bị có cảm biến vân tay” nhé.
Công nghệ cảm biến vân tay là gì?
Công nghệ cảm biến vân tay là một công nghệ nhận dạng và xác thực dấu vân tay của một cá nhân để cấp phép hoặc từ chối truy cập vào một thiết bị (máy tính, điện thoại, két sắt) hoặc cơ sở vật chất (tòa nhà, văn phòng,…) (Nguồn: Wikipedia)
Là một loại công nghệ hiện đại sử dụng sự kết hợp của các kỹ thuật phần cứng và phần mềm để nhận dạng các bản quét vân tay của một cá nhân. Vì vân tay của mỗi người là khác nhau, cho nên chỉ những dấu vân tay được ủy quyền – tức dấu vân tay đã có trên hệ thống mới được hệ thống phê duyệt truy cập, điều này làm tăng khả năng bảo mật, giúp đảm bảo an toàn cho chủ tài sản.
Cách hoạt động của cảm biến vân tay
Công nghệ cảm biến vân tay hoạt động bằng cách ghi lại lần quét dấu vân tay đầu tiên của người được ủy quyền truy cập vào hệ thống, thiết bị hoặc cơ sở vật chất. Khi đó, họ cần đặt ngón tay của họ lên một máy quét phần cứng, máy quét này sẽ chụp mô hình các đường gờ và rãnh trên ngón tay và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Khi muốn yêu cầu quyền truy cập, chỉ cần đặt ngón tay lên máy quét, máy sẽ tìm kiếm bất kỳ điểm tương đồng nào trong các bản quét đã được lưu trữ trên hệ thống, nếu có kết quả phù hợp, họ sẽ được cấp quyền truy cập.
Trong khi hầu hết các máy quét dấu vân tay đều dựa trên nguyên tắc phần cứng giống nhau thì các thành phần và phần mềm bổ sung sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng và định giá sản phẩm. Đi kèm với máy quét vật lý là một vi mạch chuyên dụng. Nó sẽ phân tích dữ liệu và truyền thông tin tới bộ xử lý chính của thiết bị. Các nhà sản xuất khác nhau sẽ sử dụng các thuật toán khác nhau để xác định các điểm chính (đường gờ, rãnh, độ nông sâu) của vân tay, từ đó cho ra độ chính xác và tốc độ nhận vân tay khác nhau.
Cảm biến vân tay có những loại nào?
Công nghệ cảm biến quang học
Hệ thống vân tay quang học là loại đầu đọc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Công nghệ này về cơ bản là tạo ra bản sao của ngón tay. Thiết bị sẽ sử dụng camera để ghi lại hình ảnh và sử dụng các thuật toán để phân tích và xử lý các điểm chính trên vân tay của bạn, từ đó sao lưu dữ liệu lên hệ thống.
Ưu và nhược điểm:
Thiết bị ứng dụng cảm biến quang học có giá thành hợp lý. Điểm hạn chế các sản phẩm sử dụng công nghệ này là chúng thường có kích thước lớn (do cảm biến to và có phần lún sâu để tránh ánh sáng bên ngoài chiếu vào khi quét vân tay) nên sẽ không thẩm mỹ bằng các thiết bị khác ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn.
Công nghệ cảm biến điện dung
Khác với công nghệ quang học, máy quét điện dung sẽ sử dụng điện để xác định các mẫu vân tay. Khi một ngón tay đặt trên bề mặt cảm ứng điện dung thì phần điện tích bên trong tụ điện sẽ thay đổi, thiết bị sẽ xác định sự thay đổi điện tích này và điểm chạm trên màn hình, từ đó tiến hành các thao tác theo ý người dùng. Đây là loại cảm biến thường được đặt bên dưới màn hình cảm ứng trên thiết bị di động của các bạn
Ưu và nhược điểm:
Ưu điểm của các sản phẩm sử dụng công nghệ cảm biến điện dung đó là có bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh và nhận dạng được nhiều thuộc tính vân tay. Tuy nhiên, nhược điểm của các sản phẩm sử dụng cảm biến điện dung đó là chi phí sẽ khá cao. Thêm vào đó, đối với màn hình cần phải bảo quản cẩn thận vì chúng rất dễ bị hỏng vùng cảm biến.
Công nghệ sinh trắc học vân tay
Là công nghệ nhận dạng bằng vân tay sống (Live) hay công nghệ sinh trắc học vân tay, đây là công nghệ cảm biến vân tay tiên tiến nhất hiện nay.
Khi người dùng muốn truy cập vào thiết bị, chỉ cần đặt ngón tay lên máy quét, khi đó, hệ thống cảm biến nhiệt sẽ thực hiện quá trình quét vân tay của dùng và so sánh với dữ liệu đã được lưu trữ trên hệ thống trước đó. Nếu khớp với dấu vân tay đã được lưu trữ, người dùng sẽ được phép truy cập.
Ưu và nhược điểm:
Sử dụng hệ thống cảm biến dựa trên sóng vô tuyến, chúng cho phép chụp lại mô hình ngón tay, từ đó phân tích các điểm lồi lõm trên đầu ngón tay, bao gồm mật độ nông sâu của đường vân, độ dài ngắn, các góc, các khúc quanh thậm chí là cả lớp da ở dưới ngón tay. Chính vì có thể nhận diện vân tay chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất, nó cho phép chống lại các tính năng làm giả vân tay, đảm bảo bảo mật và an toàn tuyệt đối.
Công nghệ Live-scan còn nhận diện được cả vân tay mờ, lão hoá, vân tay xước, không thể bị làm giả vân tay,… Đây là nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm sử dụng công nghệ sinh trắc học vân tay sẽ có giá thành cao hơn.
Công nghệ bán dẫn FPC Thụy Điển
Công nghệ bán dẫn FPC Thuỵ Điển cũng là một trong những công nghệ nhận diện vân tay hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Hệ thống nhận diện vân tay phức tạp sử dụng tới 3 loại nhận diện cảm biến khác nhau bao gồm cảm biến điện dung, cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất.
Ưu và nhược điểm:
Đối với người dùng lần đầu quét để lưu trữ vân tay, máy không chỉ lưu trữ vân tay mà còn lưu lại áp suất và nhiệt độ của người nên độ chính xác rất cao và khó có thể làm giả vân tay. Là công nghệ hiện đại nhất hiện nay nên các thiết bị ứng dụng công nghệ bán dẫn FPC sẽ có giá thành cao.
Ưu nhược điểm của công nghệ cảm biến vân tay
Ưu điểm của cảm biến vân tay:
An ninh
Vân tay là duy nhất và không bao giờ giống nhau nên có tính chính xác và độ bảo mật cao, đem đến cảm giác an toàn cho người dùng
Rất dễ sử dụng
chúng đơn giản và dễ sử dụng, bạn không còn vật lộn với việc quên mật khẩu hay phải lích kích đem theo chìa khoá (rất dễ bị quên hoặc làm mất.) Ngoài ra, bạn có thể mở khoá thiết bị/ứng dụng, truy cập vào cơ sở vật chất hoặc thực hiện giao dịch chỉ với một cú chạm nhẹ
Không thể chuyển nhượng
Do dấu vân tay không thể chuyển nhượng nên chúng rất hữu ích trong trường hợp được sử dụng để quản lý nguồn nhân lực (tránh nhờ chấm công hộ đồng nghiệp) và cung cấp bảo mật cho những phòng chứa tài liệu/tài sản quan trọng.
Hiệu quả về chi phí
Nhận dạng vân tay hiện nay là một giải pháp hiệu quả và bảo mật về chi phí.
Nhược điểm của cảm biến vân tay:
Chi phí
Đúng là công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn bao giờ hết, tuy nhiên đối với các tổ chức nhỏ thì chi phí triển khai và bảo trì có thể là một rào cản.
Lỗi hệ thống
Giống như bất kỳ thiết bị nào khác thì cảm biến vân tay đôi khi cũng sẽ gặp lỗi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Không thực sự bảo vệ dữ liệu trong trường hợp sau
Cảm biến vân tay là hệ thống xác thực, do đó, trong khi bạn không cảnh giác như đang ngủ hoặc đang mất ý thức thì có thể bị người khác sử dụng vân tay của bạn để truy cập thiết bị.
Không hoạt động
Nếu vân tay bị biến dạng vì nguyên nhân nào đó thì người dùng sẽ không thể truy cập được vào thiết bị.
Hoạt động nhận diện sẽ không chính xác
Nếu vân tay bị ướt, ra quá nhiều mồ hôi, Hoạt động nhận diện sẽ không chính xác điều này có thể sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người dùng.
Ứng dụng của công nghệ cảm biến vân tay đối với cuộc sống
Cảm biến vân tay được ứng dụng trong khoá vân tay Samsung
Cảm biến vân tay xuất hiện trên khá nhiều thiết bị xung quanh cuộc sống chúng ta:
- Điện thoại thông minh
- Khoá cửa vân tay
- Máy chấm công
- Quyền kiểm soát ra vào toà nhà/công ty/trường học
- Két sắt
- Trong các App tài chính/ngân hàng, dùng để thực hiện giao dịch
- Ứng dụng trong y tế hoặc an ninh quốc phòng
Những lưu ý khi sử dụng các thiết bị có cảm biến vân tay
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị có cảm biến vân tay:
- Tránh để bề mặt cảm biến trầy xước, dính nước, dính bụi,… để tránh gặp khó khăn cho thiết bị khi nhận dạng vân tay
- Hạn chế để thiết bị tiếp xúc với các chất hoá chất làm hư hại bề mặt cảm biến
- Thường xuyên vệ sinh bề mặt cảm biến
Mong bài viết trên cung cấp cho người đọc những kiến thức hữu ích về cảm biến vân tay và những ứng dụng của nó trong cuộc sống. Cảm biến vân tay được ứng dụng rất nhiều trong thiết bị khoá cửa vân tay, giúp đảm bảo an ninh cho ngôi nhà và bảo vệ tài sản của bạn. Hiện nay, Siêu thị Khoá vân tay đang cung cấp và phân phối hơn 30 thương hiệu khoá vân tay được khách hàng lựa chọn tin dùng như Khoá vân tay Xiaomi, Khoá vân tay Bosch, Khoá Kitos, Khoá vân tay Kaadas,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hoặc bài viết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé. Siêu thị Khoá vân tay luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Các loại khóa chống cắt tốt nhất hiện nay bạn...
05/04/2023
47785 views
Hướng dẫn cách reset lại khóa vân tay
15/12/2022
4194 views
Cách đổi mật khẩu cửa từ PHGLock đơn giản, dễ...
17/01/2023
4006 views
Cách reset khóa cửa Adel – Hướng dẫn chi tiết...
13/02/2023
2229 views
Hướng dẫn cài đặt phần mềm khóa Adel chi tiết...
15/02/2023
1748 views
Hướng dẫn chi tiết cách đổi mật khẩu khóa cửa...
24/10/2022
1740 views
Hướng dẫn cài đặt khóa cửa điện tử SamSung SHP-DH538
31/05/2022
1585 views
Cách mở khóa cửa chung cư đầy đủ, chi tiết...
17/02/2023
1513 views