PD là nghề gì? Tất cả những thông tin bạn cần biết về nghề PD

PA là gì? Lộ trình thăng tiến và cách để thành công trong nghề PA

Trong thời gian gần đây, PD trở thành một công việc nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả. Không hẳn là muốn thử sức mình ở công việc này mà đơn giản là nhiều người muốn có thêm những kiến thức hữu ích. Vậy PD là nghề gì? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

PD là nghề gì?

Định nghĩa PD là nghề gì?

Nếu đặt ở bên ngoài cuộc sống, thuật ngữ PD có thể được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng thuật ngữ này. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc trong công việc, PD là nghề gì? Thông thường PD sẽ được hiểu là Project Director, Producer, nghĩa là giám đốc hoặc người chịu trách nhiệm cho một dự án nào đó. Cụm từ này đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành giải trí truyền hình (có thể là Programme Director). PD là người quản lý dự án, nhân lực và kiểm soát ngân sách. Trong các đài phát thanh, PD sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hướng công việc của mọi người.

Thông thường, những người làm PD có khả năng lãnh đạo, trách nhiệm và dẫn dắt đội nhóm tốt. Ngoài ra, họ có có thể sáng tạo nghệ thuật và đưa ra những ý tưởng độc lạ để thu hút khán giả. Vì vậy, trong những năm gần đây, số lượng người mong muốn theo đuổi nghề nghiệp này ngày một tăng.

Giám đốc Chương trình PD cung cấp chủ đề giữa quyền sở hữu và phân phối chương trình, đồng thời đóng vai trò là đầu mối giữa doanh nghiệp và người quản lý chương trình.

Vai trò đạo diễn chương trình (PD)

Giám đốc chương trình là đại diện phía khách hàng, đóng vai trò là đầu mối liên hệ duy nhất với người quản lý chương trình để quản lý hàng ngày các lợi ích của tổ chức khách hàng. Đây là một vai trò ít phổ biến hơn và thường tồn tại vì lý do văn hóa trong một tổ chức hoặc khi hoàn cảnh bắt buộc ai đó cần thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ sở hữu có trách nhiệm cao cấp (SRO) hàng ngày.

Giám đốc chương trình chịu trách nhiệm quản lý liên tục thay mặt cho SRO để đảm bảo đạt được các mục tiêu và kết quả mong muốn của chương trình. Người đó phải có kiến ​​thức và thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và chương trình để có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Trong khu vực công của NI, vai trò giám đốc chương trình thường chỉ giới hạn trong các chương trình thay đổi lớn . Khi các vai trò được kết hợp với nhau, điều cần thiết là phải hiểu rõ các nhiệm vụ và trách nhiệm và không chồng chéo với các vai trò khác. Mô tả vai trò này giả định rằng vai trò của SRO, giám đốc chương trình và người quản lý chương trình là riêng biệt.

Đạo diễn chương trình (PD) có vai trò lớn trong việc kết nối với khách hàng

Trách nhiệm cụ thể của đạo diễn chương trình là gì?

Giám đốc chương trình chịu trách nhiệm:

  • Đảm bảo có sẵn khung quản lý dự án hoặc chương trình phù hợp , kết hợp Quy trình đánh giá NI Gateway nếu được yêu cầu
  • Chuẩn bị tóm tắt chương trình , tài liệu khởi xướng dự án hoặc tương đương và trường hợp kinh doanh trong số các tài liệu khác
  • Thẩm định các phương án và trình duyệt
  • Đảm bảo các nguồn lực và chuyên môn từ tổ chức khách hàng theo yêu cầu, ví dụ, chỉ định các cố vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ vai trò nhà tài trợ dự án
  • Phối hợp và chỉ đạo đầu vào của người dùng cuối
  • Phối hợp chiến lược quản lý giá trị
  • Kiểm soát các thay đổi sau khi phê duyệt
  • Xác định và quản lý rủi ro đối với chương trình
  • Quản lý ngân sách chương trình, bao gồm trợ cấp rủi ro
  • Đóng vai trò là đầu mối liên hệ duy nhất với người quản lý chương trình
  • Phối hợp và thúc đẩy tinh thần đồng đội
  • Quản lý việc thực hiện trách nhiệm được ủy quyền của người quản lý chương trình
  • Thiết lập các cơ chế báo cáo chính thức về tiến độ của chương trình hoặc dự án
  • Xác định các tiêu chí để kiểm soát và quản lý chương trình hoặc dự án
  • Hỗ trợ người quản lý chương trình trong việc giải quyết các vấn đề
  • Nhận và xem xét các báo cáo chi tiết về chương trình hoặc dự án từ người quản lý chương trình
  • Đảm bảo người quản lý chương trình nhận được quyết định đúng hạn
  • Thiết lập, với người quản lý chương trình, một cách tiếp cận chung đối với các vấn đề chính phát sinh
  • Thiết lập cơ chế đảm bảo đối thoại thường xuyên với nhà thầu để thúc đẩy giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và chia sẻ rủi ro.

Độ “hot” của nghề PD trong ngành giải trí

Trong cuộc sống hàng ngày, có thể bạn vẫn thường thắc mắc PD là nghề gì nhiều người đổ xô ứng tuyển vào vị trí này như thế? Như trên, bạn đã hiểu PD là người lên toàn bộ kế hoạch triển khai của một chương trình với những ý tưởng độc đáo thu hút nhiều khán giả. Ngoài ra, công việc của họ là tuyển chọn diễn viên, đặt ngân sách cho chương trình, chỉ đạo quay và sản xuất tại phim trường. Có thể thấy, PD là người quyết định toàn bộ mọi công việc từ nhỏ đến lớn liên quan đến chương trình.

Là người trực tiếp tuyển chọn diễn viên, vì vậy PD rất được giới nghệ sĩ kính trọng. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ dàn PD của chương trình ăn khách Running Man của Hàn Quốc gồm Jo Hyo-jin, Im Hyung -taek,… đúng không? Đi cùng với sự nổi tiếng của chương trình, dàn nghệ sĩ tham gia, các PD cũng được nhiều người biết đến và nể phục với những ý tưởng hài hước tạo nên thương hiệu của Running man.

ĐỘ hot của nghề PD trong ngành giải trí là rất cao

Nếu bạn đã hiểu qua PD là gì và có hứng thú với công việc này, hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để trở thành một PD của nhà đài nhé! Hiện nay, PD là một công việc rất “hot”, thu hút nhiều người ứng tuyển nên mức độ cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Hầu như tỷ lệ cạnh tranh nhân viên PD của các đài truyền hình nổi tiếng đều ở khoảng 1000:1.

Làm thế nào để trở thành một Project Director chuyên nghiệp?

Nghề giám đốc chương trình yêu cầu bạn phải có nhiều kinh nghiệm và ít nhất phải có bằng cử nhân về kinh doanh, truyền thông hoặc nhân sự. Tuy nhiên, các ngành chuyên biệt như công nghệ thường ưu tiên bạn có bằng cấp trong lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như khoa học máy tính hoặc kỹ thuật. Trình độ bổ sung bao gồm kinh nghiệm quản lý trước đây trong một ngành tương tự, thường là 5-10 năm. Bạn phải có kỹ năng quản lý và giao tiếp vững vàng cũng như kiến ​​thức kinh doanh sâu rộng để có thể trở thành giám đốc chương trình một cách xuất sắc. Yêu cầu công việc chính xác rất khác nhau tùy thuộc vào ngành.

Cách để bạn trở thành một PD

Vì là người dẫn dắt toàn bộ chương trình, việc chọn ra một PD vừa có khả năng sáng tạo vừa có thể lãnh đạo team phải rất cẩn thận. Để trở thành một PD của chương trình truyền hình, bạn sẽ phải trải qua 3 vòng tuyển chọn gắt gao.

Vòng đầu tiên là vòng nộp hồ sơ giới thiệu bản thân. Tất cả các ứng viên từ khắp nơi đều sẽ chuẩn bị hồ sơ kỹ càng để gửi về nhà đài. Các ứng viên cho vị trí PD sẽ không giới hạn về độ tuổi, trường học hay chuyên chuyên ngành vì khả năng sáng tạo là điều đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết các PD làm việc cho các đài truyền hình, phát thanh lớn đều là những người có trình độ học lớn cao, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong các ngành giải trí.

Giải mã độ hot của PD và cách để trở thành PD

Ví dụ có thể kể đến PD Na Young-seok hay thường được gọi với cái tên trìu mến là Na PD. Ông là “cha đẻ” của loạt show giải trí nổi tiếng tại Hàn Quốc. Tốt nghiệp Đại học Yonsei, Na PD hiện đang là nhà sản xuất “nhẵn mặt” với loạt chương trình ăn khách  như 2 Day & 1 Night (2 ngày 1 đêm), New Journey to the West (Tân Tây du ký),…

Sau khi vượt qua vòng hồ sơ, bạn sẽ bước vào vòng thứ 2 – kiểm tra viết. Tại vòng thi này, bạn sẽ phải làm bài kiểm tra về trình độ viết văn hoặc tiểu luận. Đây được xem là vòng thi khó nhằn nhất trở thành một PD của chương trình. Mặc dù là người chỉ đạo sản xuất một chương trình, nhưng để sắp xếp nội dung chương một cách hài hòa, hợp lý thì bạn phải có khả năng viết và thuyết trình rõ ràng.

Vòng cuối cùng để trở thành PD là gì? Nếu bạn đã xuất sắc vượt qua 2 vòng thi đầu, ứng viên sẽ tiếp tục với vòng phỏng vấn của tổ chuyên môn. Mỗi đài truyền hình sẽ hình thức phỏng vấn riêng, nhưng hầu như đều trải qua 3 giai đoạn bao gồm phỏng vấn năng lực, phỏng vấn sâu ở nhiều khía cạnh và phỏng vấn cuối cùng cho ra kết quả. Nhìn chung, vòng đánh giá năng lực này rất khắt khe. Chỉ khi bạn hoàn thành tất cả các vòng thi này, bạn mới có thể trở thành một PD của đài truyền hình, radio.

Làm thế nào để trở thành một giám đốc chương trình giỏi?

Để trở thành giám đốc chương trình xuất sắc, bạn cần có kinh nghiệm quản lý và kinh doanh sâu rộng cũng như kiến ​​thức kỹ thuật toàn diện về ngành bạn đã chọn, bao gồm sự hiểu biết về từng bộ phận trong tổ chức của bạn và những thách thức mà họ gặp phải. Vì bạn chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động, bạn phải có khả năng khái niệm hóa chiến lược của tổ chức và có thể đo lường thành công một cách chính xác. Giám đốc chương trình giỏi phải có kỹ năng giao tiếp, tổ chức, quản lý tài chính và lãnh đạo xuất sắc.

Một số thuật ngữ và ngành nghề khác có liên quan

Trong những phần trên, hẳn bạn đọc đã hiểu rõ PD là nghề gì. Trong phần dưới đây, bạn có thể tìm hiểu thêm một số thuật ngữ liên quan hay đi cùng với thuật ngữ PD trong nghề giải trí:

NA PD là gì?

NA PD là gì? NA PD là ai? Đó chính là một nhà sản xuất, đạo diễn chuyên nghiệp tên thật là Na Young-seok sinh năm 1976 tại Hàn Quốc.

PD Na thường thấy xuất hiện trên các màn ảnh qua những lần tương tác với các dàn diễn viên nổi tiếng. Đối với người Hàn Quốc Na Young-seok là cái tên rất quen thuộc trong lòng khán giả Hàn. Nhiều người gọi anh với cái tên Na PD đó là lý do vì sao biệt danh Na PD ra đời.

Na PD gia nhập đài KBS Hàn Quốc từ năm 2001 và bắt đầu sự nghiệp với vị trí đầu tiên là trợ lý giám đốc cho chương trình tạp kỹ của mạng. Nhờ sự cố gắng, nỗ lực và tài năng anh đã được thăng chức trở thành nhà sản xuất.

Đến năm 2007 Na PD đã tạo nên một bước đột phá với chương trình giải trí thực tế “1 Night 2 Days”. Chương trình với một dàn diễn viên hài, ca sĩ thần tượng nổi tiếng khi đi đến thăm các thị trấn của Hàn. Và họ sẽ phải trải qua 2 ngày một đêm ở nơi đó với các hoạt động sinh hoạt: trò chơi, thăm quan, khám phá, cắm trại…

Khi đó chương trình này đã nhanh chóng được đánh giá cao và trở thành game show thực tế mang tính giải trí cao. Tỷ suất đạt người xem cao nhất của chương trình khi đó là 40% – đây là một tỷ suất cực cao khi đó.

Đến năm 2012 đạo diễn Na đã rời khỏi đài KBS sau 12 năm làm việc tại đây. Sự ra đi của anh đã khiến chương trình 1 Night 2 Days mùa 1 kết thúc với 232 tập.

FD – đạo diễn quản lý sân khấu

FD được viết tắt của từ Floor Director nghĩa là người chỉ đạo, điều hành chụp ngoại cảnh hoặc studio. Về bản chất theo đúng nghĩa FD là đạo diễn quản lý sân khấu điều khiển các công việc, vận hành, các công việc lặt vặt xung quanh hậu trường.

FD  Dongwan từng nổi tiếng trong chương trình Running Man của Hàn Quốc

Chẳng hạn trong một sự kiện trao giải hay một concert các FD sẽ điều khiển, vận hành sân khấu chạy đúng cách xuyên suốt chương trình. Tuy nhiên ở Hàn Quốc nhiều khi các FD sẽ kiêm thêm các việc của như một trợ lý PD.

Điều cơ bản nhất mà FD làm là vận hành trong studio hay ngoại cảnh hoạt động tốt nhất. FD sẽ theo dõi, quan sát diễn biến của studio nên cần có phải có khả năng nắm bắt bầu không khí và sự nhanh nhạy. Tuy nhiên, tất cả các công việc lặt vặt khác nhiều khi FD cũng phải đảm nhận. Chẳng hạn như trong thời điểm ghi hình ngăn người chắn máy quay, nhắc nhở mọi người tắt chuông điện thoại…

AD – trợ lý giám đốc sản xuất

AD được viết tắt là Assistant Director nghĩa là trợ lý giám đốc. Trong truyền hình AD thường là vị trí trợ lý giám đốc sản xuất, hỗ trợ dàn dựng, sản xuất các chương trình theo sự chỉ đạo của PD.

Vị trí này đòi hỏi cần có kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm tốt. AD có thể sẽ lên lịch cho diễn viên, quay phim, địa điểm, biên tập, chuẩn bị các công việc hậu cần trong quá trình quay. Đôi khi AD có thể sẽ đại diện cho các cấp trên hoạt động trong các sự kiện quan trọng không có lãnh đạo. Đây được cho là nghề bước đệm cho vị trí PD.

SD là nghề gì?

SD là từ viết tắt của Sound director là giám đốc âm thanh có nhiệm vụ giám sát các vấn đề liên quan đến âm thanh trong quá trình sản xuất. Như các âm thanh hiệu ứng, hội thoại, âm nhạc…

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những người làm nghề SD thường hay mang theo một balo rất nặng với các thiết bị thu âm bên trong. Các SD sẽ đảm bảo sao cho thu được tiếng người tham gia không bị lẫn tạp âm.

Ngoài những vị trí nghề nghiệp trên trong một chương trình truyền hình, chương trình giải trí còn nhiều vị trí nhân sự khác để làm nên một chương trình thành công được khán giả yêu thích.

VJ là nghề gì?

VJ được viết tắt của Videographer có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch trước sản xuất, rồi tiến hành quay phim và chỉnh sửa video sau hậu kỳ. Nói chung công việc của họ sẽ đảm nhiệm những phần ghi hình trong các chương trình truyền hình.

Về địa điểm làm việc đây là một trong những vị trí không hạn chế nơi làm việc. Họ làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như studio, ngoại cảnh, những địa điểm sự kiện, phim trường,…

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc PD là nghề gì cũng như trang bị thêm cho mình những hiểu biết về một số công việc khác có liên quan đến nghề PD. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Siêu Thị Khóa Vân Tay.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Miền Bắc

Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Liên hệ
Đồng ý Cookie duyệt nhanh hơn