Sử dụng khoá cửa vân tay có rủi ro gì? Đây là một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều từ khách hàng trong quá trình tư vấn sản phẩm khoá vân tay.
Khoá cửa điện tử đang trở thành một thiết bị xu hướng hiện nay nhờ vào những ưu điểm tuyệt vời của chúng – Tiện lợi – Thoải mái- Nhanh chóng. Khi so sánh khoá cửa vân tay và khoá cơ, mặc dù những ổ khoá thông minh này rất tiện lợi và trong nhiều trường hợp sẽ an toàn hơn so với ổ khoá cơ truyền thống nhưng chúng cũng đi kèm với một số rủi ro không mong muốn mà bạn có thể sẽ gặp phải. Trong bài viết này, Siêu thị Khoá vân tay sẽ tổng hợp các rủi ro khi sử dụng khoá cửa thông minh và những gì bạn có thể làm để giảm thiểu chúng.
Lộ mã số thật khi nhập mã trên bàn phím
Hẳn là bạn đã từng nghe đến rủi ro khi sử dụng khoá cửa thông minh là có khả năng bạn sẽ bị lộ mã số thật khi nhập mã trên bàn phím. Kẻ gian sẽ lợi dụng lúc bạn không cảnh giác mà nhìn trộm mật mã khoá cửa nhà bạn hoặc lần theo dấu vân tay trên màn hình và đoán được mật khẩu nhà bạn.
Tuy nhiên, với công nghệ mã số ảo – một trong những tính năng đặc biệt trên khoá điện tử thì bạn không cần lo lắng về rủi ro này nữa. Tính năng này cho phép bạn chèn một dãy số ngẫu nhiên trước và sau mã số cửa chính xác. Điều này sẽ làm kẻ gian hoang mang bởi không biết đâu là mã số thật. Ngoài ra, một mã số dài sẽ giúp làm giảm khả năng ghi nhớ và đoán dãy số trong đó.
Chức năng mật mã ảo trên khoá vân tay Kaadas L7 giúp bạn tránh bị lộ mật mã thật.
Làm chập mạch điện của khóa để mở cửa
Đã từng có một thời gian xôn xao lên lời đồn rằng khoá vân tay có thể bị mở khi sử dụng điện áp cao để làm đoản mạch điện. Tuy nhiên, rủi ro này chỉ xảy ra trên những chiếc khoá vân tay kém chất lượng. Đối với các dòng khoá vân tay chất lượng đến từ những thương hiệu uy tín đều đã được tích hợp công nghệ chống đoản mạch – một trong những công nghệ vượt trội nhất trên khoá vân tay hiện nay. Công nghệ này cho phép điện áp của khoá luôn hoạt động ổn định, không bị tăng giảm điện áp do tác động từ bên ngoài, từ đó tránh bị kẻ gian phá khoá.
Rủi ro bị đánh cắp, sao chép, làm giả dấu vân tay
Bị sao chép và làm giả vân tay cũng là một trong những rủi ro khi sử dụng khoá cửa vân tay mà nhiều người nghĩ đến. Hẳn là mọi người cũng đã nghe về những trường hợp như làm giả vân tay sử dụng chất silicon, làm giả vân tay bằng cách lấy dấu vân được in trên cốc,… Điều này từng xảy ra trên các thiết bị sử dụng công nghệ cảm biến cũ. Máy quét có thể bị lừa bởi ngón tay giả hoặc một ngón tay “chết”.
Tuy nhiên, các công nghệ cảm biến vân tay hiện đại nhất ngày nay đã không còn cho phép điều đó xảy ra. Đặc biệt là công nghệ bán dẫn FPC Thuỵ Điển còn sử dụng tới 3 loại nhận diện cảm biến khác nhau bao gồm cảm biến điện dung, cảm biến nhiệt độ và cảm biến áp suất, đảm bảo chỉ có những vân tay đã được đăng ký mới có thể truy cập vào thiết bị.
Khoá Kitos, khoá vân tay Samsung, khoá vân tay Kaadas,… là các dòng khoá hiện nay
đang sử dụng công nghệ bán dẫn FPC Thuỵ Điển.
Đầu đọc vân tay không nhận biết vân tay người dùng
Đầu đọc vân tay không nhận biết vân tay người dùng cũng là một trong những rủi ro có thể bạn sẽ gặp phải khi sử dụng khoá cửa vân tay. Nguyên nhân là do đầu đọc bị dính bụi/nước hoặc bị hỏng. Hãy thử lau sạch và kiểm tra lại. Nếu vẫn không được thì bạn hãy liên hệ với người cho chuyên môn để sửa khoá.
Ngoài ra, để tránh trường hợp khoá không nhận dấu vân tay và bạn không thể vào nhà, hãy chọn khoá thông minh đa phương thức mở cửa như có thêm mở bằng mật mã hoặc chìa khoá cơ.
Bị hack khi sử dụng tính năng mở khoá từ xa
Một số khoá vân tay cao cấp có thêm tính năng mở khoá từ xa thông qua kết nối internet như 3G, Wifi hoặc sử dụng Bluetooth. Mặc dù đây là tính năng vô cùng tiện lợi nhưng đó cũng là lổ hổng dễ bị những tên trộm chuyên nghiệp/hacker lợi dụng và xâm nhập.
Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong trường hợp bạn bị mất điện thoại, tội phạm có thể truy cập ứng dụng và mở khoá nhà bạn. Ngoài ra, chúng có thể gửi cho bạn một đường link giả mạo và bạn không nghi ngờ gì mà nhập mật khẩu của mình vào đó, bạn đang mở cửa cho chúng vào nhà. (Đây cũng là phương thức tương tự như các vụ lừa đảo ngân hàng đang rầm rộ thời gian gần đây)
Để tránh rủi ro này xảy ra, hãy luôn cảnh giác và tỉnh táo trong mọi tình huống nhé.
Bị lỗi về ứng dụng khi dùng khóa
Có thể nói rằng sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào đều không tránh khỏi khả năng gặp lỗi. Có thể do hệ điều hành điện thoại, ứng dụng gặp vấn đề khiến bạn không thể mở/khoá cửa. Rủi ro này có thể xảy ra khi bạn sử dụng khoá cửa điện tử điều khiển từ xa. Tốt nhất là bạn vẫn nên ghi nhớ mật mã dự phòng hoặc đem theo chìa khoá cơ dự phòng để tránh tình trạng không thể vào nhà.
Khóa cửa điện tử hết pin nhưng bạn không biết
Đây cũng là một trong những rủi ro khi sử dụng khoá cửa điện tử gây ra nhiều phiền toái. Mặc dù khoá đã có chức năng gửi thông báo khi khoá sắp hết pin hay hiện dấu hiệu nhấp nháy trên khoá báo hiệu sắp hết pin, tuy nhiên cuộc sống khá bận rộn nên không phải nhiều người sẽ để ý hay nhớ ra việc cần thay pin. Khi gặp tình trạng này và bạn không thể vào nhà, bạn chỉ cần đi mua pin thay thế vào thì khoá sẽ hoạt động bình thường.
Báo động sai
Báo động sai gây ra nhiều phiền toái cho người dùng.
Tính năng báo động khi phát hiện có dấu hiệu nhập sai mật mã nhiều lần, đột nhập trái phép hay cạy phá khoá là một trong những tính năng đặc biệt trên khoá cửa vân tay. Tuy nhiên do một số lý do nào đó mà khoá tự dưng báo động sai, hú còi inh ỏi làm bạn không tắt được hay không có bất kỳ dấu hiệu cho thấy có ngoại lực tác động nhưng khoá vẫn hú còi thì điều này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đây là một trong những rủi ro khi sử dụng khoá cửa thông minh.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được. Bạn có thể kiểm tra loại cửa hoặc khoá cửa xem có bị kẹt không, tháo pin hoặc nhấn nút nguồn để khoá được khởi động lại. Nếu vẫn không khắc phục được lỗi thì đây cũng là một trong những dấu hiệu khoá cần được bảo trì. Bạn nên nhờ người có chuyên môn đến kiểm tra để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình.
Vậy sử dụng khoá điện tử có an toàn không?
Những mối lo ngại bên trên hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chọn các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và đã được nhiều khách hàng sử dụng như khoá vân tay Kaadas, khoá Kitos, khoá Xiaomi, khoá Bosch,…
Gặp bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm khoá vân tay, bạn có thể đọc thêm các bài viết của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn kỹ càng nhất.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Các loại khóa chống cắt tốt nhất hiện nay bạn...
05/04/2023
47244 views
Hướng dẫn cách reset lại khóa vân tay
15/12/2022
4187 views
Cách đổi mật khẩu cửa từ PHGLock đơn giản, dễ...
17/01/2023
3999 views
Cách reset khóa cửa Adel – Hướng dẫn chi tiết...
13/02/2023
2225 views
Hướng dẫn cài đặt phần mềm khóa Adel chi tiết...
15/02/2023
1745 views
Hướng dẫn chi tiết cách đổi mật khẩu khóa cửa...
24/10/2022
1736 views
Hướng dẫn cài đặt khóa cửa điện tử SamSung SHP-DH538
31/05/2022
1583 views
Cách mở khóa cửa chung cư đầy đủ, chi tiết...
17/02/2023
1510 views